Người ta thường nói “nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn”. Thật vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển, tâm sinh lý của trẻ sẽ có những thay đổi nhất định. Ở lứa tuổi người ta thường nói là tuổi dậy thì, thì quyền riêng tư lại được những đứa trẻ chú trọng. Bảo vệ con cái là điều dễ hiểu, nhưng không phải cha mẹ nào cũng có những ứng xử khéo léo và đúng cách để không vượt qua ranh giới của quyền riêng tư ấy. Vừa có thể bảo vệ con, trở thành một người bạn của con mình mà vẫn không làm chúng cảm thấy mất đi quyền riêng tư là một điều khó khăn không phải ai cũng làm được.
Nhanh như chớp sẽ đưa ra một số lời khuyên bên dưới để mỗi bậc cha mẹ tham khảo và tìm được hướng đi đúng nhất dành cho những đứa con yêu dấu của mình. Vì mỗi đứa trẻ mang mỗi tính cách, mỗi đặc điểm khác nhau nên không có một công thức chung nào dành cho tất cả.
1. Xâm phạm sự riêng tư của con
Sự kiểm soát của cha mẹ là quan trọng để có một mối quan hệ tốt đẹp và bảo vệ con cái, đặc biệt là trẻ em chưa vị thành niên. Tuy nhiên, khi sự kiểm soát đó đi quá xa và không đúng cách lại là một chuyện khác. Việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ làm mất đi sự độc lập của chúng và xóa bỏ ranh giới mà một mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và con cái nên có.
2. Nuôi dạy con theo cách bạo lực
Nuôi dạy con cái của bạn trở thành những người cởi mở và trung thực là điều cần thiết, nhưng việc nuôi dạy con cái quá bạo lực có thể gây phản tác dụng và gây ra điều ngược lại hoàn toàn. Phản ứng tự nhiên của trẻ em đối với kiểu nuôi dạy này là che giấu mọi thứ và nói dối.
3. Vi phạm không gian cá nhân của con bạn
Làm hỏng mối quan hệ của bạn với con bạn không phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi có sự xâm phạm quyền riêng tư. Điều đó có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của con bạn và có thể khiến chúng lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể khiến chúng nghĩ rằng không tồn tại thứ gọi là quyền riêng tư. Vì dù là người lớn trẻ em thì đều cần có cái gọi là riêng tư ở một mức độ cho phép.
4. Khi những đứa trẻ không được phép có sự riêng tư, chúng không thể học được những bài học về cuộc sống
Không cha mẹ nào muốn một đứa trẻ gặp khó khăn, gặp rắc rối, hoặc mắc phải những sai lầm mà ba mẹ của chúng đã làm. Nhưng đó là một phần của cuộc sống và không có biện pháp bảo vệ quá mức hoặc xâm phạm quyền riêng tư nào có thể ngăn chặn được điều đó. Bạn phải để con cái mắc lỗi để chúng rút kinh nghiệm bởi vì suy cho cùng thì đó là cách sống. Vì vậy, hãy để chúng làm điều đó miễn là nó không gây hại cho con bạn và trong tầm kiểm soát.
5. Chia sẻ thông tin riêng tư của con bạn với người khác khi trẻ không muốn
Xâm phạm quyền riêng tư của con bạn hoặc phá vỡ ranh giới, chẳng hạn như nói với người khác thông tin mà con bạn chỉ chia sẻ cụ thể với bạn, có thể có những tác động rất xấu đến mối quan hệ của bạn. Điều này là do việc phá vỡ lòng tin của trẻ, ngay cả với mục đích tốt, sẽ cho trẻ thấy điều ngược lại, và sau đó trẻ sẽ bắt đầu rời xa bạn.
6. Những cách để cho con bạn nhiều quyền riêng tư hơn
Nếu bạn muốn tôn trọng quyền riêng tư và trở thành một người bạn của chính con mình tốt hơn, bạn có thể làm một số điều sau:
- Gõ cửa trước khi vào phòng của trẻ.
- Đừng đọc nhật ký, và đừng dòm ngó các thiết bị điện tử và đồ đạc của họ.
- Nếu bạn cần lấy thứ gì đó từ túi của trẻ, hãy hỏi chúng trước.
- Hỏi xem con bạn có muốn bạn đi cùng chúng tại phòng khám của bác sĩ hay không.
- Đừng nghe trộm cuộc chat của trẻ.
7. Luôn có những trường hợp ngoại lệ nếu điều đó liên quan đến sự an toàn của con bạn
Tất nhiên, đôi khi có thể xâm phạm quyền riêng tư của trẻ nếu cuộc sống hoặc hạnh phúc của chúng đang gặp nguy hiểm. Nếu bạn tin rằng con bạn đang gặp bất kỳ loại nguy hiểm nào, bạn có thể và tuyệt đối nên can thiệp vì bạn vẫn là người bảo vệ chúng.